Class 6A1_NTT school
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Dragon Ball Z M.U.G.E.N Edition 2011 (Hi-Res)
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptyFri Oct 05, 2012 8:36 pm by lov3x:mrlinh

» sự thật về truyện Conan
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptyFri Oct 05, 2012 8:28 pm by lov3x:mrlinh

» uoi`,Lam` sao de ma quen dc 1 nguoi day
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptyMon Jun 04, 2012 12:55 pm by NXL1997

» BOYS OVER POWER - Phim hành động Việt Nam
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptyTue May 22, 2012 10:31 am by gzet001

» Phởn phởn
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptySat Sep 03, 2011 9:40 am by rua_k0n_kute

» Hè sắp he^t roaj pa kon ojjj!!!!!!!!!!! :g12:
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptyFri Sep 02, 2011 11:44 am by bong_Gaara

» Júp kái lào~~~
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptyThu Sep 01, 2011 9:39 pm by rua_k0n_kute

» Con gái lớp mỳnh
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptyMon Aug 29, 2011 4:09 pm by gazer000

» 18 điều yêu của girl 9x
THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN EmptyThu Aug 25, 2011 9:02 pm by bong_Gaara


THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN

Go down

THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN Empty THANG LONG THOI TAY SON VA NUYEN

Bài gửi by Kaitou Kid Sat Apr 18, 2009 9:32 pm

THĂNG LONG THỜI TÂY SƠN

Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chế độ chúa Trịnh. Ngày 21 -7 - 1786 quân Tây Sơn đã làm chủ Thăng Long. Nền thống trị của họ Trịnh tồn tại 241 năm (1545 - 1786), trong đó có 194 năm ở Thăng Long bị lật nhào. Bằng chiến công này, quân Tây Sơn đã kiểm soát cả nước, xoá bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài hơn 2 thế kỷ. Chính quyền đợc trao lại cho vua Lê, Nguyễn Huệ về Nam mang theo người con gái Hà thành. Thăng Long tưng bừng chứng kiến một đám cưới chưa từng có trong lịch sử của công chúa Ngọc Hân và ngời anh hùng áo vải.
Lê Chiêu Thống không điều hành được chính sự, các cánh quân phiệt nổi lên tranh giành quyền bính, nguyễn Huệ đã phải 2 lần đưa quân ra dẹp loạn. Cuối năm 1788, Chiêu Thống trốn khỏi Thăng Long, cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Ngày 16/12/1788, 29 vạn quân Thanh hùng hổ tiến vào Đại Việt. Nguyễn Huệ lúc đó đang ở Phú Xuân nghe tin cấp báo lập tức thần tốc xuất quân tiến ra Bắc hà. Trên đường tiến quân, để sáng tỏ danh nghĩa với cả nước và quy tụ nhân tâm, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, đặt hiệu Quang Trung.
Với tài dùng binh xuất sắc, kết hợp phương thức chiến lược thần tốc, táo bạo ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), đội quân bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh. Tiêu biểu là trận Ngọc Hồi - Đống Đa do đích thân Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến vào giải phóng Thăng Long. Tuy nhiên, sau khi quét sạch quân xâm lược nhà Thanh trên đất Bắc hà, vua Quang Trung chỉ để lại một bộ phận quân đội cũng như quan lại để tiếp quản thành Thăng Long còn rút toàn bộ về kinh thành Phú Xuân. Thăng Long lúc đó chỉ còn tồn tại với tư cách là một thủ phủ của xứ Bắc và đợc gọi là Bắc thành mà thôi.
Kể từ triều Tây Sơn, thủ đô của nước ta đặt tại Phú Xuân, nhà Tây Sơn tồn tại đợc 24 năm từ vua Thái Đức đến Cảnh Thịnh.

THĂNG LONG THỜI NGUYỄN

Năm 1802, Nguyễn ánh với sự trợ giúp của Pháp đã tiêu diệt nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng đế, hiệu Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân (tức Huế ngày nay). Từ đấy kinh thành Thăng Long cũng như toàn miền Bắc phải chịu một sự chuyển đổi lớn: Từ kinh thành hơn 800 năm trở thành trấn thành rồi tỉnh thành. Sự chuyển đổi này có nhiều lý do: thứ nhất nhà Nguyễn không được lòng nhân sĩ Bắc Hà; thứ hai Phú Xuân (Huế) từng là vùng chịu ảnh hưởng của thế lực nhà Nguyễn trong mấy trăm năm nên đã đi vào nề nếp. Kinh thành đã chuyền làm trấn thành nên tên Thăng Long cũng bị đổi từ nghĩa rồng bay sang thành thịnh vượng.
Để thống trị Bắc kỳ, năm 1805 nhà Nguyễn cho xây lại thành Thăng Long nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời trước. Thành mới xây phỏng theo kiểu thành Vauban của Pháp cuối thế kỷ XVII. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số, chu vi khoảng 1285 trượng. Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh, tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng mở ra 5 cửa: Đông- Tây- Bắc- Đông nam và Tây nam, ngoài mỗi cửa có một mảnh thành nhỏ gọi là Dương Mã thành để giữ cửa. Trong thành có nhà Kính Thiên, cột cờ. Trước cột cờ là Hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn và các Tào thay mặt các Bộ. Có kho, võ miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để làm lễ động thổ hàng năm. Có nhà ngục và nơi pháp trường gọi là Trường hình. Mỗi cửa thành đều có lính đóng, ngoài cửa Nam có Đình Ngang Cấm Chỉ.
Ngoài thành là các doanh trại quân đội sau đó mới đến các phố phờng và khu đồn thuỷ; lập phố Tràng tiền để đúc tiền kẽm, tiền đồng. Tuy gọi là 36 phố phờng nhưng thực chất thì nhiều hơn. Có những phố chuyên phục vụ cho quan lại như phố Hàng Đào bán tơ lụa; phố Mã Vĩ bán mũ áo cho các quan chức và phường chèo; phố Hàng Bài làm hài cho các bà lớn và những người đồng cốt; phố Hàng Bạc bán đồ trang sức; phố Hàng Đàn làm võng kiệu, long đình... Lại có những phố chuyên bán đồ ăn như phố Hàng Mắm, Hàng Gạo, Hàng Hành, Hàng Gà, Hàng Khoai, Hàng Rơi, Hàng Bồ... (đều là những phố nằm trong quận Hoàn Kiếm ngày nay và đợc gọi là khu Phố cổ).
Vòng ngoài của thành Hà Nội có ngoại thành dài 28 dặm 77 trượng 4 thước, chừng 16 cây số; có 16 cửa ô: Kim Liên, An Tự, Thanh Lãng (Thanh nhàn), Nhân Hoà, Tây Long (chỗ Nhà Hát Lớn), Đông An, Mỹ Lộc, Trưừng Thanh, Đông Hà, Phúc Lâm (Hàng Đậu), Thạch Khối, An Tĩnh (Yên Thành), An Hoà (Yên Phụ), Tây Hồ (đờng Bởi), Vạn Bảo (Kim Mã), Thịnh Quang (ô Chợ Dừa). Những cửa ô này chính là nơi thu hút khách thập phương đổ về làm ăn, vì vậy Thăng Long lúc này mặc dù mất đi chức năng là một kinh đô, song lại cực kỳ phát triển về kinh tế hàng hoá. Dân tứ trấn Đông, Nam, Đoài, Bắc đều kéo nhau về Hà Nội làm ăn và tụ tập thành xóm riêng: Phất Lộc, Gia Ngư, Nam Ngư. Những người cùng làng không ở gần nhau thì vẫn có đình chung để hội họp. Dân nghề thì tập họp nhau bằng cách hàng năm tế Tiên sư. Điều đó lý giải tại sao giữa lòng Thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn có những ngôi đình: Phù ủng, Lương Ngọc... Các nghề thủ công ở Thăng Long giai đoạn này đã phát đạt đến mức tinh vi như nghề thêu, nghề khảm. Năm 1831, nhà Nguyễn lại loại bỏ chức tổng trấn, chỉ để làm một tỉnh lỵ - tỉnh Hà Nội. Thành bị bạt bớt đi, các công trình văn hoá cũng có những biến đổi: Quốc Tử Giám bị dời vào Huế, nhiều công trình cung điện bị dỡ mang vật liệu vào xây dựng ở Huế, trường thi Hương thành chốn đàn ca giải trí. Một số cửa ô được xây dựng lại trong đó có ô Quan Chưởng (1817). Thăng Long với tư cách một kinh đô thực sự bị loại bỏ trong suốt thời gian 143 năm dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc, để rồi lại tưng bừng trong tư thế một Thủ đô cách mạng sau này
Kaitou Kid
Kaitou Kid
>>-->(¯`’¯)DiReCtOr(¯`’¯)<--<<
>>-->(¯`’¯)DiReCtOr(¯`’¯)

Tổng số bài gửi : 334
Registration date : 24/03/2009
Age : 27
Đến từ : the ki 21

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết