Class 6A1_NTT school
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Dragon Ball Z M.U.G.E.N Edition 2011 (Hi-Res)
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptyFri Oct 05, 2012 8:36 pm by lov3x:mrlinh

» sự thật về truyện Conan
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptyFri Oct 05, 2012 8:28 pm by lov3x:mrlinh

» uoi`,Lam` sao de ma quen dc 1 nguoi day
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptyMon Jun 04, 2012 12:55 pm by NXL1997

» BOYS OVER POWER - Phim hành động Việt Nam
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptyTue May 22, 2012 10:31 am by gzet001

» Phởn phởn
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptySat Sep 03, 2011 9:40 am by rua_k0n_kute

» Hè sắp he^t roaj pa kon ojjj!!!!!!!!!!! :g12:
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptyFri Sep 02, 2011 11:44 am by bong_Gaara

» Júp kái lào~~~
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptyThu Sep 01, 2011 9:39 pm by rua_k0n_kute

» Con gái lớp mỳnh
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptyMon Aug 29, 2011 4:09 pm by gazer000

» 18 điều yêu của girl 9x
mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 EmptyThu Aug 25, 2011 9:02 pm by bong_Gaara


mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2

Go down

mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2 Empty mOT SOTU LIEU VE HANOI PHAN2

Bài gửi by Kaitou Kid Sat Apr 18, 2009 9:27 pm

PHAN II
LỊCH SỬ THĂNG LONG - HÀ NỘI


Kể từ khi Thái tổ Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Ðại La để thánh địa ấy mang cái tên mới Thăng Long đã sắp trọn một thiên kỷ. Hà Nội là kinh đô của ba vương triều hiển hách Lý - Trần - Lê và nay là thủ đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm, binh lửa và xây dựng, Thăng Long - Hà Nội ngày càng lớn cao với vị trí thiêng liêng của nó - trái tim của nước Việt Nam hôm qua và mãi mãi.

THĂNG LONG THỜI LÝ

Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một Thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La.
Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước rẫy, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long.
Kinh thành mới đại thể được giới hạn bằng 3 con sông:Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở,v.v...
Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trớc Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trớc sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dơng nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trờng Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ.
Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Việt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lơng Thạch, phía Tây gác xây Dục Đờng (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”(việt sử lược T .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác.
Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phợng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, ứng Minh(đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện ánh Thiềm, đình át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trong khu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng cảnh, Xuân Quang, Thợng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi cá biển...Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng.
Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên.
Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh S dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước.
Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là đợc thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm.


THĂNG LONG THỜI TRẦN

Nhà Lý chính thức chấm dứt sự thống trị của mình vào ngày mồng 1 tháng Chạp năm ất Dậu (1226), khi Lý Chiêu Hoàng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ đã xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thay nhà Lý trên chính trờng chính trị, đồng thời cũng thay nhà Lý mở ra một thời kỳ mới phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt: vững vàng, năng động, thống nhất và ổn định cho đến giữa thế kỷ XV.
Thăng Long thời Trần vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất của Đại Việt bấy giờ. Cuộc chuyển giao triều chính diễn ra một cách hoà bình đã không làm cho Thăng Long thay đổi nhiều. Về kiến trúc vẫn như thời Lý, nhiều cung điện trong Hoàng thành và Cấm thành vẫn giữ nguyên. Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: lập Viện quốc học, Giảng võ đờng... Kinh thành chia làm 61 phờng, bao gồm cả phờng buôn, phờng thợ và phường làm nông nghiệp. Một số tên phường trong thời kỳ này còn thấy lác đác ghi trong sử sách cũ như: Thái Hoà, Báo Thiên, Phủng Nhật, Cơ Xá, Bố Cái, Hạc Kiều, Thịnh Quang, Toán Viên...
Việc buôn bán giữa Thăng Long và các địa phương đã bắt đầu phát triển. Sông Tô Lịch thành nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ khắp nơi đều theo sông Hồng, qua cửa Hà Khẩu vào sông Tô để đa hàng vào kinh thành. Sự kiện năm 1400 khi Hồ Quý Ly đánh thuế thuyền buôn đã chứng tỏ hình thức buôn bán bằng đường thuỷ ở Thăng Long thời gian này khá hưng thịnh.
Sự kiện năm 1282 vua Trần Thánh Tôn đi xe từ kinh thành đến Bình Than (Chí Linh-Hải Hng) để hội chư quân cho phép chúng ta khẳng định tuyến đường bộ thời ấy đã tương đối rộng rãi và thông thương thuận tiện. Đây chính là những tiền đề cần thiết cho các hoạt động kinh tế và thơng mại của Thăng Long thời Trần được đẩy lên một diện mạo mới.
Cuối thời Trần, Thăng Long đã được sử sách chép với cái tên “Kẻ chợ”. Điều đó cho thấy diện mạo của Thăng Long đương thời đã phần nào mang dáng dấp của một thành phố quốc tế: một thành phố nhân ái, là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá và con người; một thành phố thủ công và buôn bán nhỏ của ngời Việt nhưng cũng có các cửa hàng buôn bán lớn của người Hoa, Hồi Hột, Chà Và...; một thành phố đón tiếp các sứ giả Tống, Nguyên, Lào, Chiêm Thành, Gia va, các tăng ni bậc thầy cả ở Trung á, ấn độ và có cả những quần tụ người Chiêm Thành ở miền ven nội; một Thăng Long vừa diễn chèo Việt, tuồng Tầu, và múa điệu ngời Hồ...
Kinh tế công thương nghiệp thành thị sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân. Sử chép: vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) thờng “lén đi chơi, cứ đến đêm đi kiệu cùng hơn mời ngời thị vệ, đi khắp kinh thành, đến gà sáng mới về” chứng tỏ Thăng Long ngày ấy đã tơng đối sầm uất và ắt hẳn có nhiều hình thức buôn bán cũng như vui chơi về ban đêm.
Thăng Long đời Trần không chỉ xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn đánh giặc và đánh giỏi. Trong vòng 30 năm, ba lần Thăng Long trở thành toà thành vườn không nhà trống, để rồi là mồ chôn quân xâm lược mà dấu vết oai hùng vẫn in dấu vàng son mỗi tên ngời tên đất: Đông Bộ Đầu - dốc Hàng Than; Giang Khẩu - Hàng Buồm... và cuối cùng, “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” lại nối tiếp chiến công xa nhấn chìm quân xâm lợc cùng tham vọng bành trướng của chúng. Thăng Long qua ba lần thử lửa vẫn vững vàng xứng đáng là một đô thành anh hùng.
Nhà Trần tồn tại trên mảnh đất kinh kỳ nh vậy 175 năm với 12 đời vua nối nhau trị vì trên đất Thăng Long Kẻ chợ.
Kaitou Kid
Kaitou Kid
>>-->(¯`’¯)DiReCtOr(¯`’¯)<--<<
>>-->(¯`’¯)DiReCtOr(¯`’¯)

Tổng số bài gửi : 334
Registration date : 24/03/2009
Age : 27
Đến từ : the ki 21

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết