Class 6A1_NTT school
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Dragon Ball Z M.U.G.E.N Edition 2011 (Hi-Res)
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptyFri Oct 05, 2012 8:36 pm by lov3x:mrlinh

» sự thật về truyện Conan
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptyFri Oct 05, 2012 8:28 pm by lov3x:mrlinh

» uoi`,Lam` sao de ma quen dc 1 nguoi day
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptyMon Jun 04, 2012 12:55 pm by NXL1997

» BOYS OVER POWER - Phim hành động Việt Nam
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptyTue May 22, 2012 10:31 am by gzet001

» Phởn phởn
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptySat Sep 03, 2011 9:40 am by rua_k0n_kute

» Hè sắp he^t roaj pa kon ojjj!!!!!!!!!!! :g12:
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptyFri Sep 02, 2011 11:44 am by bong_Gaara

» Júp kái lào~~~
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptyThu Sep 01, 2011 9:39 pm by rua_k0n_kute

» Con gái lớp mỳnh
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptyMon Aug 29, 2011 4:09 pm by gazer000

» 18 điều yêu của girl 9x
THANG LONG THOI PHAP THUOC EmptyThu Aug 25, 2011 9:02 pm by bong_Gaara


THANG LONG THOI PHAP THUOC

Go down

THANG LONG THOI PHAP THUOC Empty THANG LONG THOI PHAP THUOC

Bài gửi by Kaitou Kid Sat Apr 18, 2009 9:34 pm

THĂNG LONG THỜI PHÁP THUỘC

Sau sự kiện Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam kỳ (Gia Định, Biên Hoà, Định Tường), đầu tháng 11 năm 1873, F.Garnier đem quân tới Hà Nội. 15 ngày sau, sáng ngày 20/11/1873, Y nổ súng. Do triều đình đã chủ hoà nên thành trì không được phòng thủ chắc chắn, thành Hà Nội thất thủ. Nhưng nhân dân Hà Nội đã không chịu khuất phục, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phơng đã anh dũng đứng lên kháng Pháp bảo vệ Hà Nội. Ngày 21/12/1873, quân dân Hà Nội kết hợp với quân Cờ Đen khép chặt vòng vây tiêu diệt Garnier ở trận Cầu Giấy.
Mặc dù tinh thần kháng Pháp anh dũng của nhân dân Hà Nội rất cao, triều đình vẫn không thay đổi ý định cầu hoà. Kết quả là khu Đồn Thuỷ (khu vực Bảo tàng Lịch sử và bệnh viện Hữu Nghị hiện nay) đã bị nhường cho Pháp làm Khu nhượng địa. Henri Riviere được phái đến Hà Nội thay cho Garnier. Tới Hà Nội hắn gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu (tổng đốc Hà Nội bấy giờ) đòi quân dân ta đầu hàng. Mặc dù không được lệnh của triều đình Huế, Hoàng Diệu vẫn lãnh đạo quân dân Hà Nội chiến đấu hết sức anh dũng và tuẫn tiết theo thành. Ngày 19/5/1883 lại một lần nữa quân Pháp bị đại bại tại trận Cầu Giấy. Trong trận này, trung tá hải quân Henri Riviere tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp xâm lược Bắc kỳ cùng một số sĩ quan binh lính khác bị giết tại trận. Trong tình hình ấy, nếu triều đình Huế cho quân viện trợ thì có thể thừa thắng tiêu diệt hết quân Pháp và giải phóng Hà Nội. Nhưng Tự Đức chỉ hy vọng lấy lại Hà Nội bằng con đường hoà hảo đã ký hiệp ước bán nước nhục nhã năm 1884, công nhận sự đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Ngay sau khi chiếm Hà Nội, mặc dầu chưa bình định đợc Bắc kỳ thực dân Pháp cũng đã bắt tay vào kiến thiết sơ bộ cơ sở của chúng ở Hà Nội. Năm 1901 chúng xây phủ Thống sứ, nhà bưu điện, kho bạc, nhà đốc lý, nhà kèn ở vườn hoa Pônbe, mở thêm phố Đồng khánh, Gia Long cùng trường đua ngựa...một số nhà máy bia, diêm, dệt, điện và nhà thờ lớn cũng đợc dựng trong thời gian này. Từ năm 1897 bọn thực dân đã ổn định được Bắc kỳ nên số tư bản Pháp sang kinh doanh ngày một nhiều, nhà cửa cùng các công trình phục vụ bọn tư bản cũng vì thế mà tăng lên. Đường phố cũng dần đợc mở mang để phục vụ cho mục đích khai thác và bóc lột của chúng. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp càng đẩy mạnh việc khai thác ở Đông Dương, bộ mặt Hà Nội cũng có nhiều thay đổi, giai cấp công nhân hình thành, song đây cũng là thời gian mà các hoạt động kháng Pháp ngày càng nở rộ: Đông Kinh Nghĩa Thục (2/1907), liền sau đó là vụ Hà Thành đầu độc (1908). Năm 1919 có cuộc bãi công của một số nhà máy in ở Hà Nội. Từ đó cho đến năm 1929, những cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp. Năm 1925, ở Hà Nội lại xảy ra một sự kiện chính trị làm náo động dư luận toàn quốc, gây nên một phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi suốt từ Bắc chí Nam, đó là vụ án Phan Bội Châu; Lễ truy điệu Phan Chu Trinh...
Vào thời gian này các cơ sở của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ra đời tại Hà Nội. Phong trào đấu tranh của công nhân mỗi ngày một dâng cao, dẫn đến việc thành lập chi bộ **** đầu tiên ở Hà Nội (tháng 3/1929) tại số nhà 5D phố Hàm Long. Sau ngày 3/2/1930, ba tổ chức cách mạng của nước ta hợp nhất, lấy tên là Đảng **** Việt Nam. Kể từ đó đến giữa năm 1930, cao trào cách mạng dâng lên ở Hà Nội, phối hợp với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tạo thành một khí thế cách mạng vô cùng mạnh mẽ. Trong thời kỳ này, Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học cũng hoạt động khá sôi nổi ở Hà Nội và đã gây nhiều cơ sở trong số các công chức giáo dục. Nhng sau vụ bạo động Yên Bái thất bại (1930), hoạt động của họ lắng hẳn.
Đến năm 1936, chớp thời cơ khi chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền, một phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ chống bọn phản động thuộc địa được Đảng phát động trong những năm 1936 - 1939. Đây cũng là thời cơ để Đảng đứng ra tập hợp quần chúng, tạo diễn đàn đấu tranh công khai và gây dựng cơ sở. Ngày 1/5/1938, một cuộc mít tinh khổng lồ kỷ niệm ngày quốc tế lao động đã diễn ra tại Hà Nội trước cửa nhà Đấu Xảo. Đó là cuộc mít tinh lớn nhất kể từ khi Pháp cai trị nước ta, kết hợp với nhiều cuộc mít tinh lớn nhỏ khác thúc đẩy phong trào cách mạng ở Hà Nội thu đợc nhiều kết quả to lớn.
Đây chính là thời kỳ tập dợt và chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa 8-1945.
Kaitou Kid
Kaitou Kid
>>-->(¯`’¯)DiReCtOr(¯`’¯)<--<<
>>-->(¯`’¯)DiReCtOr(¯`’¯)

Tổng số bài gửi : 334
Registration date : 24/03/2009
Age : 27
Đến từ : the ki 21

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết